Người liên quan Cái chết của Muhammad al-Durrah

Bản đồ giao lộ Netzarim, trại tị nạn Bureij và khu định cư Netzarim

Jamal và Muhammad al-Durrah

Jamal al-Durrah (tiếng Ả Rập: جمال الدرة, Jamāl ad-Durra; sinh k. năm 1963) là một thợ mộc và thợ sơn nhà trước khi vụ nổ súng xảy ra.[21] Kể từ đó, ông chuyển sang nghề lái xe tải vì bị thương.[22] Ông và vợ của ông, Amal, sống trong trại tị nạn Bureij được UNRWA tài trợ ở dải Gaza. Đến năm 2013, gia đình ông có bốn đứa con gái và sáu con trai, trong đó có đứa con trai được đặt tên Muhammad hai năm sau vụ nổ súng.[22][23]

Trước khi xảy ra vụ nổ súng, Jamal làm việc cho thầu khoán người Israel Moshe Tamam trong 20 năm, kể từ ông mới 14 tuổi. Nhà văn Helen Schary Motro biết đến Jamal khi cô thuê ông để sửa nhà ở Tel Aviv. Cô miêu tả lịch trình làm việc của Jamal rằng ông dậy lúc 3:30 sáng để bắt xe buýt và đến cửa khẩu lúc 4 giờ, sau đó bắt chiếc xe buýt thứ hai để rời khỏi dải Gaza và đến nơi làm việc lúc 6 giờ. Tamam gọi ông là một "người đàn ông tuyệt vời", một người mà ông có tin tưởng để làm việc một mình trong nhà của khách hàng.[21]

Muhammad Jamal al-Durrah (sinh năm 1988) học lớp năm, nhưng trường học của cậu bé bị đóng cửa vào ngày 30 tháng 9 năm 2000 do chính quyền Dân tộc Palestine kêu gọi một cuộc đình công để tưởng niệm cuộc bạo động xảy ra ở Jerusalem một ngày trước đó.[24][25] Mẹ của Muhammad nói rằng cậu bé xem bạo động đang diễn ra trên tivi và hỏi mẹ cho cậu tham gia được không,[20] nhưng thay vào đó, cha và cậu bé lại đi đến buổi bán đấu giá xe hơi.[26] Motro viết rằng Jamal vừa mới bán một chiếc Fiat 1974, và Muhammad rất thích xe hơi nên cả hai cùng nhau đi đến buổi đấu giá.[27]:54

Charles Enderlin

Charles Enderlin sinh năm 1945 ở Paris. Ông bà của Enderlin là người Áo gốc Do Thái và phải rời nước Áo năm 1938 khi Đức xâm lược.[28] Sau khi học một chút nghề y, ông đến sinh sống ở Jerusalem năm 1968 và trở thành công dân chính thức của Israel. Ông làm việc cho đài truyền hình France 2 năm 1981 và trở thành cục trưởng văn phòng đài truyền hình năm 1990 rồi nghỉ hưu năm 2015.[29] Enderlin là tác giả của nhiều cuốn sách về Trung Đông, trong đó có một cuốn xuất bản năm 2010 nói về Muhammad al-Durrah mang tên Un Enfant est Mort: Netzarim, 30 Septembre 2000.[30] Năm 2009, ông được trao tặng huân chương Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Pháp.[31]

Theo lời của phóng viên Pháp Anne-Elisabeth Moutet, những tin tức về xung đột Israel–Palestine của ông Enderlin được các phóng viên khác đánh giá cao, nhưng thường xuyên bị các nhóm ủng hộ Israel chỉ trích.[4] Sau khi đưa tin về cái chết của al-Durrah, ông nhận được nhiều lời doạ giết, vợ của ông bị hành hung giữa đường,[32] và con của ông bị hăm doạ. Cả gia đình đều phải chuyển nhà đến nơi khác và còn có dự định nhập cư sang Hoa Kỳ.[3][4][33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cái chết của Muhammad al-Durrah http://972mag.com/on-the-al-dura-affair-israel-off... http://english.al-akhbar.com/node/6908/ http://www.canada.com/nationalpost/news/story.html... http://archives.cnn.com/2000/WORLD/meast/09/27/isr... http://www.dailymotion.com/video/xbl5r2_le-reporta... http://www.highbeam.com/doc/1P2-10029752.html http://www.jewishworldreview.com/david/gelernter09... http://www.jpost.com/Opinion/Columnists/One-on-One... http://www.jpost.com/Opinion/Columnists/Rattling-t... http://www.jpost.com/Opinion/Columnists/Rattling-t...